Phân loại Thế vận hội dành cho người khuyết tật

Đội tuyển quốc gia môn bóng bầu dục trên xe lăn của Hoa Kỳ tại Paralympic Bắc Kinh 2008.

Ủy ban Paralympic Quốc tế (IPC) đã phân các thí sinh tham dự thành 6 hạng mục. Trong 6 hạng mục khuyết tật đó, vận động viên được chia thành nhiều hạng mục nhỏ hơn nữa tùy theo mức độ khuyết tật, dựa trên một hệ thống phân loại chức năng khác nhau tùy theo từng môn thể thao.

Hạng mục

Vận động viên có một trong sáu loại khuyết tật mà Ủy ban Paralympic Quốc tế đã phân ra có thể tham gia Paralympics mặc dù không phải môn thể thao nào cũng dành cho tất cả các loại khuyết tật. Sáu thể loại khuyết tật này áp dụng cho cả hai sự kiện Paralympic Mùa hè và Mùa đông.[44]

  • Khuyết chi: vận động viên với ít nhất một chi bị mất mát một phần hoặc toàn bộ.
  • Bại não: vận động viên não bị tổn thương không phát triển, ví dụ như bại não, tổn thương não sau chấn thương, đột quỵ hay những khuyết tật tương tự có ảnh hưởng đến kiểm soát cơ bắp, đến cân bằng hoặc phối hợp.
  • Khuyết tật trí tuệ: vận động viên có hoạt động trí tuệ bị suy giảm đáng kể và bị hạn chế liên quan đến hành vi ứng xử thích nghi. Đối tượng chủ yếu của Ủy ban Paralympic Quốc tế là các vận động viên khuyết tật thể chất, nhưng nhóm khuyết tật trí tuệ đã được bổ sung vào và được phép tham gia thi đấu một số bộ môn ở Paralympic. Ủy ban Paralympic Quốc tế công nhận Thế vận hội Thế giới Olympic cởi mở đón nhận tất cả những người bị khuyết tật trí tuệ, bất kể ở mức độ nghiêm trọng nào.[3]
  • Xe lăn: vận động viên bị chấn thương tủy sống và các khuyết tật khác mà đòi hỏi họ phải thi đấu trên xe lăn.
  • Khiếm thị: vận động viên với các loại khiếm thị khác nhau, từ người có tầm nhìn không hoàn toàn cho đến tầm nhìn vừa đủ để được đánh giá mù trên phương diện pháp lý, hoặc bị mù hoàn toàn. Người hướng dẫn thị giác cùng vận động viên khiếm thị là một bộ đôi gắn bó và cần thiết trong các cuộc thi, được xem như một đội và đều là ứng cử viên giành huy chương.[36]
  • Các loại khác: vận động viên khuyết tật về thể chất mà không thuộc theo đúng một trong năm loại trên, như bị bệnh còi cọc, bệnh đa xơ cứng hoặc dị tật chi bẩm sinh do thuốc an thần thalidomide gây ra.[44]

Hệ thống phân loại

Phân loại y khoa - từ lúc đầu cho đến những năm 80

Từ khi thành lập cho đến những năm 1980, hệ thống phân loại vận động viên của Paralympic gồm đánh giá về y tế và chẩn đoán suy giảm. Tình trạng y khoa của một vận động viên là yếu tố duy nhất được sử dụng để xác định hạng mục mà họ được phép tham gia thi đấu. Ví dụ, một vận động viên bị tổn thương tủy sống dẫn đến suy nhược chi dưới, sẽ không được thi đấu trong cuộc đua xe lăn giống như một vận động viên với đôi chi dưới cụt đến đầu gối. Thực tế là tình trạng khuyết tật gây ra sự suy yếu tương tự đã không được xem là yếu tố trong việc xác định phân loại, việc xem xét chỉ dựa trên chẩn đoán y tế cá nhân của họ. Mãi cho đến khi quan điểm về vận động viên khuyết tật chấm dứt hình thức chỉ là phục hồi chức năng, hệ thống phân loại đã thay đổi từ chẩn đoán y tế sang tập trung vào các khả năng thiết thực của vận động viên.[45]

Phân loại chức năng - sau những năm 80 đến nay

Đội bóng gôn khiếm thị người Thụy Điển thi đấu với kính che mắt tại Paralympic Mùa hè 2004.Vận động viên khiếm thị Việt Nam Nguyễn Ngọc Hiệp nhảy xa tại Thế vận hội Người Khuyết tật 2016

Không có số liệu ghi lại rõ ràng về thời điểm các thay đổi xảy ra, tuy nhiên, một hệ thống phân loại chức năng đã trở thành tiêu chuẩn để phân loại vận động viên khuyết tật trong những năm 1980. Hệ thống này tập trung vào vấn đề sự suy giảm chức năng của vận động viên tác động lên khả năng tham gia thi đấu của họ như thế nào. Theo hệ thống này, vận động viên chịu tổn thất toàn bộ chức năng chân sẽ được phép thi đấu tại hầu hết các môn thể thao, bởi chức năng bị mất của chân được xem là như nhau và lý do cho sự tổn thất đó là không đáng kể. Ngoại lệ duy nhất của hệ thống chức năng là cách thức phân loại do Liên đoàn Thể thao Người mù Quốc tế (IBSF0) sử dụng, tuy nhiên Liên đoàn vẫn áp dụng hệ thống phân loại dựa trên xét nghiệm y tế.[45]

Một số môn thể thao chỉ được tổ chức cho một số loại hình khuyết tật riêng. Ví dụ, môn bóng gôn chỉ dành cho các vận động viên khiếm thị. Thế vận hội Paralympic công nhận ba mức độ khác nhau về suy giảm thị lực, do đó tất cả các đối thủ cạnh tranh trong môn bóng gôn phải đeo một tấm che mặt hoặc "mặt nạ màu đen" để lợi thế thi đấu giữa các vận động viên được cân bằng.[46] Những môn thể thao khác như điền kinh cho phép các vận động viên với nhiều loại hình khuyết tật tham dự. Vận động viên tham gia môn điền kinh được chia thành một loạt các hạng mục nhỏ dựa trên loại hình khuyết tật của họ, sau đó các vận động viên được tiếp tục phân ra dựa trên mức độ khuyết tật. Ví dụ: phân loại từ 11 đến 13 là dành cho vận động viên khiếm thị, sắp xếp tùy thuộc vào mức độ suy giảm thị lực của họ.[47] Sau cùng, có những môn thi đấu đồng đội như bóng bầu dục trên xe lăn. Trong thi đấu đồng đội, từng thành viên trong nhóm nhận điểm giá trị dựa trên mức độ khuyết tật của họ. Khả năng thi đấu càng cao thì số điểm cũng cao. Mỗi đội có một giới hạn điểm nhất định, trong đó tổng điểm của những người tham gia trong một thời gian nhất định phải thỏa mãn giới hạn đó. Ví dụ, trong bộ môn bóng bầu dục trên xe lăn, tổng số điểm giá trị khuyết tật của năm người tham gia thi đấu không được vượt quá 8 điểm.[48]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thế vận hội dành cho người khuyết tật http://www.sports.org.au/sports/athletics.html http://www.cbc.ca/olympics/story/2008/09/02/f-para... http://www.canada2010.gc.ca/101/histor/010203-eng.... http://www.paralympiceducation.ca/Content/History/... http://www.canada.com/vancouversun/news/westcoastn... http://sportsillustrated.cnn.com/more/news/2002/03... http://sportsillustrated.cnn.com/paralympics/news/... http://sportsillustrated.cnn.com/paralympics/news/... http://www.deaflympics.com/news/publishedarticles.... http://www.facebook.com/ParalympicSport.TV